Trong thế giới ”võ công” chữ Nhật bạn có thể tưởng tượng N5 và N4 là tầng cơ bản, N2, N1 là “siêu đẳng” ở giữa ngăn cản bạn chính là bức tường N3, vượt qua nó thì chính là tấm đệm để bật cao, còn không nó sẽ trở thành tấm khiên bằng sắt luôn trông chờ “đập” bạn xuống. Đặc biệt là khi phải học và thi Kanji N3, nó chính là viên gạch cứng đầu trong bức tường N3. Thậm chí, nhiều bạn dù đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức nhưng mãi mà chẳng xuyên thủng nổi. Tại sao lại có hiện tượng người thì dễ dàng qua còn người thì lại mãi mắc kẹt, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu được vấn đề ở đây là gì nhé.
Về tâm lí: nản chí, mất tinh thần
Yếu tố về tinh thần là điều gây cản trở nhiều nhất đến người học, nó như cục than âm ỉ cháy, chỉ cần bạn kiên định với những gì đã đặt ra thì bất kể lúc nào cũng có thể bị bẻ gãy ý chí và dẫn đến nản lòng. Với một lượng kiến thức về mặt chữ cái khổng lồ, khác xa hoàn toàn với những gì ta được học về tiếng Việt. Mỗi chữ một âm, mỗi âm có một ý nghĩa đi kèm khác nhau, chỉ cần đổi chỗ vị trí từ cũng đủ làm ý nghĩa thay đổi hoàn toàn. Chưa kể các nét chữ lại rất nhiều, với Kanji N5, N4 thì còn đơn giản và số lượng chưa nhiều. Nhưng lên đến Kanji N3, N2 đặc biệt là N1 thì một chữ có lẽ phải viết đến 5, 6 nét mới hoàn thành được
Với sự phức tạp trong cách việt cùng với đó là yêu cầu sự tỉ mỉ trong từng đường nét, dấu phẩy nên không ít bạn học được vài chữ trong bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji đã cảm thấy chán nản luôn than trách: khó như vậy sao học nổi? Đừng nghĩ câu nói này chỉ là thuận miệng mà nói cho đỡ áp lực, mà nó chính là căn nguyên khởi đầu, là “ngọn lửa” thiêu trụi sự chăm chỉ bé nhỏ của bạn. Bạn có nhớ chữ cái đầu trong Kanji đó là gì không? Chính là chữ Nhất (一) đơn giản chỉ một nét nhưng đó chính là lời nhắn gửi hãy nhớ một con đường mình đã chọn lựa, không bao giờ cho phép bản thân được bỏ cuôc.
Học vẹt bảng chữ cái Kanji N3
Đây là phương pháp mà từ ngày xưa rất nhiều bạn đã học theo, với chữ Việt chỉ có 29 chữ thì lối học này không ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập nhưng Kanji thì hoàn toàn khác với khoảng 2000 chữ viết thì sẽ chẳng bao giờ bạn có thể học nổi nếu như vẫn giữ cách học vẹt mà bạn hay dùng. Vậy làm sao với số lượng nhiều đến vậy? Những ai đã đọc từng đọc bài 4 BƯỚC THẦN THÁNH ĐỂ BẠN CHINH PHỤC KANJI Ở MỌI LEVEL chắc hẳn đã biết đến phương pháp “trí nhớ sự vật”, đây là cách tốt nhất để bạn tiếp cận một cách tự nhiên, không khô khan, gò bó, sử dụng trí tưởng tượng để liên đới đến chữ viết từ đó học thuộc được chữ viết. Nhưng như đã lưu ý, bài trước cách này chỉ giúp bạn tiếp cận một cách thoải mái dành cho người mới bắt đầu học N5, N4 nhưng khi độ phúc tạp lên cao thì cần có một cách khác thay thế.
Chắc hẳn các bạn biết đến 214 bộ thủ đúng không? Nhiều người không hiểu bản chất thì lại nhận định học thêm bộ thủ chi tốn thời gian, công sức, đã học nhiều còn nhồi nhét thêm làm gì? Thực sự sai lầm, tất cả Kanji đều là sự kết hợp từ các bộ thủ mà ra đấy, muốn học nhanh, ghi nhớ lâu mà khoa học nhất thì bắt buộc bạn cần học, hiểu các bộ thủ. Chắc chắn một điều sau khi bạn nắm vững được kiến thức đó thì sẽ chẳng có chữ Kanji nào làm khó được bạn.
Không hoc âm Hán Việt
Không có việc học nào là vô nghĩa nếu như không hiểu rõ được bản chất thực sự, nếu bạn muốn có thêm phương pháp tiếp cận nhanh hơn trong việc học chữ kanji. Đúng như vậy trên thực tế, không chỉ giúp cho bạn nhớ cách phát âm on qua một số quy luật, mà nó còn có tác dụng giúp bạn hiểu được ý nghĩa câu từ sang tiếng Việt. Rất nhiều trường hợp khi các bạn đã dịch và hiểu sang được âm hán nhưng không không biết đúng ý nghĩa thực sự của câu từ điều này gây cản trở khi bạn muốn trả lời lại đúng ý câu hỏi đối phương.
Không sử dụng từ điển khi không hiểu
Mọi người rất hay phạm phải một sai lầm về thái độ khi luôn nghĩ nếu không phải tiết học ở trung tâm du học nhật bản thì khi gặp từ không hiểu sẽ không tra khảo và tìm kiếm ý nghĩa của nó. Có thể sẽ nhớ rằng à từ này mình không hiểu, khi nào rảnh sẽ tra. Nhưng dốt cuộc có bao nhiêu lần bạn đã tra các từ mà bạn “ghi nhớ trong đầu”, đếm trên đầu ngón tay hay thậm chí không có bao giờ.
Việc này không đơn giản chỉ là bạn quên mà nó sẽ hình thành một thói quen từ khi nào không hay, Từ đó mà bạn đã bỏ đi 1 lượng lớn ngữ pháp hay sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Học tập là học mọi lúc mọi nơi, theo khoa học chứng minh, những kiến thức từ môi trường sống bên ngoài khiến chúng ta dễ hấp thụ và nhớ lâu hơn. Với chữ cái cũng vậy, đừng tự lãng phí khi mà bạn có thể.
Những điều trên có thể gặp ở bất kì ai khi học Kanji N3, chính bản thân người viết bài này là tôi cũng thế, nhưng có sai có sửa, nếu sửa thành công thì đó sẽ là bước tiến lớn trong việc học tập của chính bản thân bạn. Tôi có một câu nói trong khi học đó là: quan trọng không phải bao giờ mới xong mà là không bao giờ dừng lại.